TỪ ĐIỂN VẢI VÓC PHẦN 1: NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ VẢI

Bí từ vựng tiếng anh, bạn có ngay từ điển tiếng anh. Vậy nếu bạn chưa biết gì về vải thì sao? NGÓI gửi bạn từ điển vải vóc, “bỏ túi” và tra cứu khi bạn cần nhé. 

Để nói về vải thật cặn kẽ sẽ rất dài nên tụi mình sẽ chia thành 2 bài viết. Chúng ta đang đứng ở “giao lộ” của rất nhiều loại vải khác nhau trên thị trường. Trước khi tìm hiểu sâu về chúng, bạn hãy cùng NGÓI đi qua lịch sử và những thuật ngữ cần biết nhé!

Vải phản ánh sự phát triển của nền văn minh

Tại sao tụi mình nói như thế?

trang phục và chất liệu được sử dụng nói lên việc sử dụng vật liệu và công nghệ của những nền văn minh khác nhau ở nhiều thời điểm khác nhau. Trình độ phát triển về văn hóa cũng được phản ánh trực tiếp qua chất liệu, họa tiết dệt trên vải. 

Theo nghiên cứu của Viện Max Planck – ngành Khoa học lịch sử nhân loại (Đức), các chuyên gia cho rằng quần áo của con người có thể đã xuất hiện cách đây 170.000 năm. Con người lúc bấy giờ sử dụng da thú để làm quần áo. 

Xuôi theo dòng lịch sử, chúng ta sẽ dừng lại ở thời gian khoảng 30.000 về trước. Người Ai Cập cổ đại đã tìm thấy cây lanh và bắt đầu kéo sợi và dệt thành vải. Vải lanh được dùng để làm quần áo và bọc xác ướp. Loại vải này được xem như biểu tượng của ánh sáng, sự tinh khiết và giàu có. Vải lanh thời đó được dệt bằng cách quay tơ. 

từ-điển-vải-vóc-công-nghệ-dệt-tạp-dề
Công nghệ dệt là bước tiến vĩ đại trong ngành dệt may. Photo by TeshovicSandj

Qua hai mốc thời gian này, bạn có thể nhìn thấy sự phát triển của nền văn minh con người. Tổ tiên chúng ta từ việc sử dụng da thú đã tiến lên bước sáng chế công cụ dệt sợi, quay tơ thô sơ để tạo ra vải. Nếu đi sâu hơn về phía hiện đại, hẳn bạn sẽ thấy nhiều hơn những bước tiến trong ngành dệt may đó. 

Một số thuật ngữ về vải vóc bạn chưa biết

Lúc trước, mình mua một trang phục chỉ vì nó đẹp. Nhưng từ khi làm việc trong ngành may mặc này, mình chú trọng nhiều hơn về chất liệu và những đặc tính của chúng. Có vẻ mình đã khó tính hơn nhỉ? 😀

Phần này, mình muốn chia sẻ với bạn một số thuật ngữ liên quan đến vải. Mình tin chúng sẽ là một trong những yếu tố quan trọng khiến bạn “rinh” quần áo hay chiếc tạp dề về nhà đó.

Độ bền màu (Color Fastness)

Có lẽ bạn hay mình đều đã gặp phải trường hợp này. Bạn mua về một chiếc áo và đến khi giặt, áo bị ra màu và “nhuộm” luôn cả áo hay quần có màu sắc nhạt hơn. Trường hợp này liên quan đến độ bền màu của vải. Độ bền màu tức là khả năng vải giữ được màu nhuộm dưới các tác động của yếu tố bên ngoài trong quá trình sử dụng. Đây là một chỉ số quan trọng để bạn đánh giá chất lượng của chúng. 

độ-bền-màu-của-vải-tạp-dề
Độ bền ánh sáng là một tiêu chí đánh giá độ bền màu. Photo by Jingwen Yang.

Có rất nhiều tiêu chuẩn và phân loại về độ bền màu. NGÓI ví dụ nhé, đầu bếp làm việc trong môi trường bếp có nhiệt độ cao, chất liệu làm tạp dề phải đảm bảo độ bền nhiệt độ, độ bền mồ hôi. Ngoài ra còn có độ bền giặt, độ bền ánh sáng, độ bền cọ xát, độ bền là ủi… Các tiêu chuẩn về độ bền màu như:

  • AATCC (Hiệp hội hóa học dệt may và chất tạo màu Hoa Kỳ)
  • SDC (Hiệp hội Thuốc nhuộm và Chất màu châu Âu)
  • ISO (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế – tiểu ban màu sắc)

tips-chon-trang-phuc-ben-mau-ngoi-apron

Vải tự nhiên và vải nhân tạo

Trên thị trường hiện nay có hai nhóm vải chủ yếu: vải tự nhiên (dệt từ chất liệu thiên nhiên) và vải nhân tạo (dệt từ các sợi hóa học). Một số ví dụ điển hình cho 2 loại này:

  • Vải sợi tự nhiên: cotton, linen, lụa, bamboo, len, tơ tằm, denim…
  • Vải nhân tạo: polyester, carbon, chiffon, PVA…
hai-loai-vai
Bên trái là linen, bên phải là polyester. Photo by Chengyuzheng.

Ngoài ra còn có một số loại vải được dệt từ sợi thiên nhiên và sợi hóa học như ford, tixi. Tùy vào định lượng pha trộn giữa hai loại sợi mà vải sẽ có những đặc tính khác nhau. Như vải ford có thành phần cotton cao nên bề mặt vải mềm mại, có độ thấm hút tốt. Vì vậy, ở NGÓI tụi mình dùng loại này để may tạp dề em bé.

Bạn nên xem xét kỹ đặc tính của các loại vải, tiêu chí dựa theo yêu cầu công việc, sự thoải mái và sở thích của bạn. 

Độ co rút

Độ co rút của vải ảnh hưởng khá nhiều đến trải nghiệm sử dụng sản phẩm. Bạn có thể bắt gặp quần áo co rút, thay đổi đổi kích thước sau khi giặt, sấy khô. Mỗi loại vải sẽ có tỉ lệ co rút khác nhau.

Tuy nhiên nếu đã không may cầm 1 sản phẩm do sự cẩu thả của nhà sản xuất khiến quần áo hay tạp dề của bạn bị co rút. Hãy thử xem 1 vài tips để khắc phục.

cach-khăc-phuc-vai-bi-co-rut-ngoi-apron

Xử lý vải là trọng tâm giải quyết độ co rút

Nếu ai là tín đồ của đồ linen, thì ắt hẳn bạn đã trải qua việc quần áo bị co rút kích thước ngay lần giặt đầu tiên. Đã không ít bạn bè mình phải đau lòng bỏ đi chiếc áo sơ mi linen mới mua. Chỉ vì “Giặt xong thì từ áo vạt dài, đã thành áo lửng luôn rồi”. Và cả những khách hàng tìm đến tạp dề của NGÓI thắc mắc “Chị mua tạp dề linen chỗ khác, mặc qua gối, giặt xong thì ngắn lên trên gối em ạ”. 

Những trải nghiệm bất tiện đó ảnh hưởng thật sự không tốt đến cảm xúc tiêu dùng của bạn. Vô hình chung gây tâm lí e dè khi muốn bỏ tiền mua một món quần áo mà mình thích.

xu-ly-vai
Xử lý vải trước khi may là khâu quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Photo by AlinaKho.

Vì phần lớn lỗi nằm ở khâu xử lí vải trước khi may sản phẩm. Không chỉ riêng với linen, các loại vải khác cũng sẽ có cách. Và đối với NGÓI, bạn sẽ sử dụng tạp dề linen thoải mái mà không phải lo lắng bị co rút nhờ những cách xử lí đó.Tụi mình sẽ bật mí cách xử lý vải ở những bài viết tiếp theo nhé!


Chúng ta đã cùng nhau điểm qua một số lưu ý về và vài mẹo hay ho. Hy vọng bạn có thêm nhiều thông tin hay và bổ ích. Ở bài viết tiếp theo, NGÓI sẽ cung cấp thông tin chi tiết về những loại vải, đặc biệt là vải may tạp dề

Mời bạn đọc tiếp Phần 2 – Tất tần tật về vải sợi tự nhiên tại đây.

>

Add address